Lịch sử Cụm_Thị_Tứ

Bản đồ Cụm Thị Tứ (quần đảo Trường Sa), đo đạc và vẽ năm 1911

Ngày 21 tháng 12 năm 1933, thống đốc Nam Kỳ Jean-Félix Krautheimer ký Nghị định số 4702-CP sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ thuộc trong quần đảo Trường Sa vào địa phận tỉnh Bà Rịa, trong đó cụm Thị Tứ.[3]

Đầu thập niên 1960, các tàu hải quân của Việt Nam Cộng hòa thường ghé thăm đảo Thị Tứ, cụ thể năm 1961 là tàu HQ-02 Vạn Kiếp và HQ-06 Vân Đồn còn năm 1963 là ba tàu gồm HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kì Hòa (dựng bia trên đảo Thị Tứ vào ngày 22 tháng 5).[4]

Vào thời kỳ 1970-1971, Philippines cho quân bí mật[5] chiếm đóng một số đảo thuộc Trường Sa, trong đó các đảo Thị Tứ.[6]

Trung Quốc chiếm và kiểm soát đá Xu Bi này từ năm 1988[7] đến nay. Từ đầu năm 2015 đến tháng 7 năm 2016 Trung Quốc gia tăng ồ ạt các hoạt động cải tạo đá Xu Bi, và đã hoàn tất nhiều công trình tại đây trong đó đáng chú ý là một đường băng 3.250m x 55m, dài nhất trong các đường băng hiện có tại khu vực Biển Đông.

Ngày 5/3/2019, giới chức Philippines cho biết các tàu cá Trung Quốc ép ngư dân Philippines rời khỏi những bãi cạn nằm trong lãnh hải của đảo Thị Tứ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cụm_Thị_Tứ http://www.abs-cbnnews.com/global-filipino/07/11/1... http://gis.chinhphu.vn/?r=7FvTaDqKDkODwI2C0UIKw http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&News=... http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1501&Chitiet=... http://biengioilanhtho.gov.vn/vie/quandaotruongsat... http://nghiencuubiendong.vn/download/doc_download/... https://msi.nga.mil/api/publications/download?type... https://web.archive.org/web/20190224231323/http://... https://www.webcitation.org/6BiTKICsU?url=http://n... https://www.webcitation.org/6C8vXdQnH?url=http://b...